Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2021

Dịch COVID-19 hôm nay 30/9: TP HCM họp báo công bố kế hoạch chống dịch từ ngày 1/10

  Sáng nay (30/9), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP HCM họp báo công bố chỉ thị mới về phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế. Xem thêm:  Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP HCM họp báo công bố chỉ thị mới về phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế. Việc công bố trước đó dự kiến diễn ra vào chiều 29/9, song phải lùi lại để hoàn thiện một số nội dung chỉ thị. Tính đến nay, TP HCM đã có 7 lần nâng cấp độ giãn cách xã hội theo chiều hướng lần sau cao hơn lần trước, đến nay người dân TP đã trải qua hơn 80 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Dự kiến hôm nay TP HCM sẽ công bố phương án nới lỏng giãn cách, thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19 cho giai đoạn mới từ ngày 1/10. Thành phố liệu đã đạt các tiêu chí kiểm soát dịch của Bộ Y tế? Còn tiếp... Nguồn:  https://vietnambiz.vn/dich-covid-19-hom-nay-30-9-tp-hcm-co-11-dia-phuong-kiem-soat-duoc-dich-20210930074612168.htm

Chủ tịch CLB Bất động sản Việt Nam: 'Bom nợ' Evergrande không ảnh hưởng, thậm chí còn có lợi cho Việt Nam

Khi Covid-19 xảy ra, chắc chắn hoạt động bán hàng của công ty và dòng tiền thanh toán của khách hàng cũng bị ảnh hưởng, khiến doanh nghiệp không thể xoay xở trả nợ đúng hạn. Thông thường, với những doanh nghiệp quy mô nhỏ thì có thể đàm phán, chủ nợ sẽ hiểu cho khó khăn của doanh nghiệp và cho lùi thời hạn đóng tiền. Tuy nhiên, với doanh nghiệp quy mô lớn thì việc tất cả các chủ nợ trên toàn cầu cùng thương lượng là khá khó. Hiện tại, các nước trên thế giới đang kỳ vọng Trung Quốc không nhất thiết phải đưa ra giải pháp tài chính cho Evergrande, mà có một cơ quan nào đó sẽ đứng ra làm cầu nối để các chủ nợ cùng ngồi lại bàn bạc để hiểu rõ về tình trạng của Evergrande. "Theo tôi biết, khối lượng tài sản của Evergrande rất lớn. Số nợ 300 tỷ USD không phải là áp lực quá lớn so với tổng tài sản của họ. Evergrande được đánh giá là "too big to fail" (quá lớn để sụp đổ). (Ảnh:  AP ). Dư luận đang kỳ vọng Bộ Tài chính Trung Quốc sẽ cử ra đơn vị để đàm phán với các chủ nợ. Nếu việ

Hà Nội thu về 4.890 tỷ từ đấu giá đất trong 8 tháng, đạt hơn 20% kế hoạch năm

Nói thêm về công tác đấu giá đất, trong năm 2021, Hà Nội dự kiến đấu giá 446 dự án với tổng diện tích hơn 177 ha, số tiền thu về khoảng 23.673 tỷ đồng. Trong đó, có 214 dự án có diện tích trên 5.000 m2, số tiền trúng đấu giá dự kiến 17.544 tỷ đồng; 232 dự án còn lại có quy mô dưới 5.000 m2, dự kiến thu về 6.129 tỷ đồng. Năm 2022, thành phố dự kiến thu 38.123 tỷ đồng từ đấu giá 507 dự án, tổng diện tích 422 ha. Trong đó, có 296 dự án quy mô trên 5.000 m2, dự thu 33.776 tỷ đồng và 211 dự án quy mô dưới 5.000 m2, dự thu 4.347 tỷ đồng. Năm 2023, Hà Nội có kế hoạch đấu giá 531 dự án (hơn 485 ha), dự thu 42.206 tỷ đồng. Trong đó, có 371 dự án quy mô trên 5.000 m2, dự thu 35.932 tỷ đồng và 160 dự án quy mô dưới 5.000 m2, dự thu 6.247 tỷ đồng. Một khu đất đấu giá ở Đông Anh, Hà Nội. (Ảnh:  Hoàng Huy ). Xem thêm:  https://vietnammoi.vn/ha-noi-thu-ve-4890-ty-tu-dau-gia-dat-trong-8-thang-dat-hon-20-ke-hoach-nam-20210927145745721.htm

Doanh nghiệp lo giá cà phê quay đầu giảm vì không thể xuất hàng

Việc giãn cách xã hội khiến hoạt động chế biến và xuất khẩu cà phê bị trì hoãn. Cùng với đó, sương giá và thời tiết khắc nghiệt tại Brazil càng khiến thị trường lo ngại việc nguồn cung cà phê cho thế giới thời gian tới sẽ giảm mạnh. Điều này đã đẩy giá cà phê lên mức cao nhất trong 4 năm. Xem thêm:  https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-phe-34.htm Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8 đạt 105 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 12% về trị giá so với tháng 7. Việc giá cước vận tải tăng từ Việt Nam đi EU và Mỹ quá cao và tình trạng thiếu container khiến doanh nghiệp điêu đứng, không thể xuất được hàng. Trao đổi với người viết, ông Thái Như Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp cho biết hiện nay hàng tồn kho không thể bán đi được vì không thể thuê container và cước tàu quá cao. "Trước đây, chỉ mất 5 - 10 ngày để vận chuyển xong một chuyến hàng sang các nước nhưng hiện nay phải mất tới 2 -

Hà Nội cho phép thi công trở lại các dự án, công trình

 Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 22, các công trình, dự án đủ điều kiện xây dựng, sửa chữa trên địa bàn Thủ đô được phép triển khai thi công. Hà Nội cho phép thi công trở lại các công trình. (Ảnh:  Hoàng Huy ). UBND TP Hà Nội có văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 22 ngày 20/9/2021 trong thi công xây dựng công trình xây dựng trên địa bàn Thủ đô. Theo đó, trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 22, các công trình, dự án trên địa bàn TP đã đảm bảo đủ điều kiện xây dựng, cải tạo, sửa chữa theo quy định đều được triển khai thi công.  Các công trình nằm trong khu vực cách ly, phong tỏa phải dừng mọi hoạt động thi công xây dựng (trừ công trình xây dựng phục vụ mục đích phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại văn bản số 3373 ngày 23/8). Đồng thời, để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi thực hiện các hoạt động liên quan đến thi công trình xây dựng trên địa bàn TP trong thời gian thực hiện Chỉ thị 22, công trình thi công phải bảo đảm

Giá nhôm chạm đỉnh 13 năm

Theo  Nikkei Asia , giá nhôm đang ở mức cao nhất trong 13 năm khi Trung Quốc, nhà sản xuất kim loại cơ bản lớn nhất thế giới hướng đến mục tiêu giảm phát thải carbon.  Tham khảo:  https://vietnambiz.vn/gia-nhom-cham-dinh-13-nam-20210923095223138.htm Bên cạnh đó, nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện, chi phí vận chuyển hàng hóa cao tác động đến giá cả hàng hóa, đặc biệt là nhôm. Ngày 21/9, giá nhôm được giao dịch trên sàn kim loại London ở mức 2.827 USD/tấn, tăng 43% so với đầu năm, sau khi chạm mức cao nhất trong 13 năm là 2.916 USD/tấn vào ngày 10/9. Trở lại đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, giá nhôm đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm là 1.429 USD/tấn. Giá nhôm tăng 60% trong vòng 1 năm qua. (Nguồn: Nikkei Asia) Hiện nay, nhôm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, từ các bộ phận xe hơi, lon đựng thực phẩm và đồ uống đến các linh kiện điện. Việc thế giới thúc đẩy quá trình khử carbon trong ngắn hạn sẽ dẫn đến giá hàng hóa tăng vọt, khi các n

Bài 7: Các 'ông lớn' tài chính, đầu tư tại Việt Nam cảnh báo nguy cơ và thúc giục chính phủ hành động

Phó Chủ tịch Korcham kiến nghị trước hết Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho toàn dân. Thứ hai, Chính phủ nên thay đổi quan điểm về vấn đề giãn cách xã hội nên ở mức độ vừa phải để giảm mức độ thiệt hại về kinh tế. Trong đó, các tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ dễ bị tổn thương nhất. "Đây là vấn đề cần giải quyết cấp bách. Bởi hệ thống doanh nghiệp như tim của con người giúp máu chảy tới tới khắp các bộ phận để duy trì sự sống", ông Ông Hong Sun nói. Nhận định về việc dòng vốn Hàn Quốc rút vốn khỏi Việt Nam, Phó Chủ tịch Korcham cho rằng đây vẫn chưa là thời điểm để doanh nghiệp đưa kết luận. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh nếu một số doanh nghiệp khó khăn quá, không có cách nào để sinh tồn tại Việt Nam thì có thể họ sẽ rút vốn chứ đó không phải là mong muốn của doanh nghiệp. "Các nhà đầu tư nước ngoài rất ích kỉ, họ muốn mở rộng thì không cần hứa hẹn, họ chỉ cần thấy hành động thực tế, tức khắc vốn FDI sẽ tự chảy vào Việt Nam", đại diện cho tiếng

Bất động sản Mỹ và Oleco-Nq muốn xây khu dân cư 750 tỷ đồng tại Thừa Thiên Huế

Dự án có tổng diện tích sử dụng đất là 19,59 ha. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày chấp thuận chủ trương đầu tư. Tiến độ đầu tư không quá 42 tháng. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án khoảng 747 tỷ đồng. Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 36 tỷ đồng. Tiến độ đầu tư được tính từ ngày bàn giao đất trên thực địa, trong đó, thời gian hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật chủ yếu không quá 18 tháng, thời gian hoàn thành đầu tư các công trình kỹ thuật trên đất không quá 36 tháng. Hiện trạng đất chưa giải phóng mặt bằng, chủ yếu là đất chuyên trồng lúa nước, đất ở tại đô thị, đất trồng cây hằng năm...  Sau khi triển khai dự án sẽ hình thành khu dân cư đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật với hệ thống cảnh quan mặt nước rộng lớn; hình thành Khu dân cư tập trung, là điểm nhấn đô thị cho thị xã Hương Trà. Ngoài ra, dự án sẽ mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước về tiền sử dụng đất và các nguồn thu khác từ việc hình thành khu thương mại, tiền thuế thu nhập doanh

Từ 'bom nợ' Evergrande nhìn sang thị trường bất động sản Việt Nam

Nguồn:  https://vietnambiz.vn/tu-bom-no-evergrande-nhin-sang-thi-truong-bds-viet-nam-20210921130843909.htm   Dư luận đang quan tâm nếu "bom nợ" Evergrande phát nổ thì hậu quả sẽ như thế nào, có kéo theo hiệu ứng domino hay không? Ở diễn biến khác, Việt Nam có cần rút kinh nghiệm để tránh rơi vào cảnh vỡ nợ tương tự? Khu phức hợp Evergrande Oasisdo của Evergrande tại Lạc Dương, Trung Quốc đang xây dựng dở dang. (Ảnh: Reuters). Lo ngại hiệu ứng domino từ "bom nợ" Evergrande Là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc (tính theo doanh thu), Evergrande hiện nắm hơn 1.300 dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố ở Trung Quốc. Mảng quản lý dịch vụ bất động sản của công ty tham gia gần 2.800 dự án tại hơn 310 thành phố ở Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2020, giá trị các dự án bất động sản dở dang của Evergrande lên tới gần 190 tỷ USD, chiếm quá nửa tổng tài sản. Song, Tập đoàn địa ốc khổng này đang trên bờ vực sụp đổ vì khủng hoảng thanh khoản với "bom nợ"

Bình Định thu hồi 33.000 m2 đất không thuộc quy hoạch khu đô thị mới Chợ Góc để đấu giá

Sau khi thực hiện thu hồi phần diện tích trên, tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh bàn giao cho UBND phường Nhơn Bình quản lý và không được tính bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi phần đất này. Đồng thời, tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, lập quy hoạch đối với 32.532,5 m2 đất trên để thực hiện tổ chức đấu giá theo quy định, báo cáo đề xuất UBND tỉnh. Khu đô thị mới khu vực Chợ Góc (CG-01) có diện tích 62 ha, vị trí tại khu vực Chợ Góc, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn. Chủ đầu tư là Liên danh Công ty Phú Hiệp và Quốc Thắng. Khu vực xây dựng dự án khu đô thị mới Chợ Góc. (Ảnh:  quynhonhomes ). Xem thêm:  https://vietnammoi.vn/binh-dinh-thu-hoi-33000-m2-dat-khong-thuoc-quy-hoach-khu-do-thi-moi-cho-goc-de-dau-gia-20210921080635242.htm

Sống mòn trong "3 tại chỗ"

Giữa tháng 7, chính quyền nhiều tỉnh khu vực phía Nam ban hành quy định "3 tại chỗ" gồm sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ nhằm giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất. Nhưng với doanh nghiệp thủy sản, dường như đây chỉ là cái ổng thở chứ không phải liều thuốc điều trị. Sau hơn một tháng thực hiện, 35% doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, số còn lại chỉ hoạt động với công suất trung bình 40 - 50%. Nguyên nhân không chỉ là chi phí để lo nơi ăn, chốn ở và xét nghiệm định kỳ cho công nhân tại khu vực nhà máy quá cao, phần đông doanh nghiệp không thể đáp ứng nổi yêu cầu và buộc phải lựa chọn tạm đóng cửa mà cả việc tắc nghẽn thu mua, vận chuyển khiến thủy sản nằm yên trong ao. Chia sẻ tại một cuộc họp mới đây giữa doanh nghiệp thủy sản và Bộ NN&PTNT, ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty CP tập đoàn thuỷ sản Minh Phú cho biết công ty đã thuê tất cả khách sạn, kể cả khách sạn 5 sao tại địa bàn các nhà máy nhưng cũng không đáp ứng được toàn bộ số lượng nhân viên. Hiện c

30 năm lăn lộn thương trường giờ mới biết thế nào là tận cùng nỗi đau

Thật đau lòng khi phải nói ra chúng tôi lỗ 1 tỷ đồng mỗi ngày. Kể từ năm 2015, San Hà tham gia chương trình "Bình ổn thị trường" của Bộ Công Thương, chúng tôi vẫn đảm bảo số lượng hàng hóa với giá ổn định trong nhiều năm qua. Xem thêm:  https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính. Dịch COVID-19 bùng phát ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP HCM khiến nhà hàng, bếp ăn tập thể, cửa hàng thức ăn nhanh đóng cửa, lượng tiêu thụ thịt gà công nghiệp giảm 50%. Giá gà trắng lao dốc, chỉ còn 8.000 đồng/kg trong khi chúng tôi đã hợp đồng với người dân, các nhà cung cấp với giá 25.000 – 26.000 đồng/kg. Hợp đồng ký rồi, gà đến lứa phải bắt nếu không quá ngày, dịch bệnh xảy ra, hậu quả không thể đong đếm bằng tiền. Hiện nay, mỗi ngày San Hà ra đưa ra thị trường khoảng 50.000 con gà trong đó chi phí sản xuất là 60.000 đồng/con. Nhưng chúng tôi chỉ bán được 40.000 đồng/con, lỗ 20.000 đồng/con. Như vậy, mỗi ngày San Hà đang lỗ khoảng 1 tỷ đồng

Giá xăng dầu hôm nay 20/9: Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên giao đầu tuần

Giá xăng dầu hôm nay 20/9, giá dầu trong phiên giao sáng nay tiếp tục đà giảm gần 1% trong phiên giao đầu tuần do nguồn cung bị thắt chặt sau bão nhiệt đới. Nguồn: https://vietnammoi.vn/gia-xang-dau-hom-nay-20-9-gia-dau-tiep-tuc-giam-trong-phien-giao-dau-tuan-20210920085430817.htm Giá xăng dầu thế giới hôm nay Giá xăng dầu hôm nay, ngày 20/9 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng: - Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 10/2021): 71,3 USD/thùng - giảm 78 cent - Giá dầu Brent (giao tháng 11/2021): 74,9 USD/thùng - giảm 76 cent - Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 1/2022): 48,100 JPY/thùng - giảm 100 JPY so với phiên ngày hôm qua Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h30 ngày 20/9/2021 Tên loại Kỳ hạn Sàn giao dịch Giá %thay đổi Đơn vị tính Dầu thô Giao tháng 1/2022 Tokyo 48,100 -0,32 JPY/thùng   Giá dầu Brent Giao tháng 11/2021 ICE 74,9 -0,87 USD/thùng   Dầu Thô WTI Giao tháng 10/2021 Nymex 71,3 -0,76 USD/thùng Dầu giảm vào thời điểm mở cửa giao dịch ở châu Á khi cá

Hình ảnh nhiều dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội vẫn hối hả thi công khi giãn cách xã hội

Dự án cầu Vĩnh Tuy 2, đường Vành đai 2 đang thi công trong thời gian Hà Nội giãn cách vì dịch Covid-19. Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn hai là công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội. Đây là 1 trong 6 công trình giao thông được thành phố cho phép thi công trong thời gian giãn cách để bảo đảm tiến độ, chất lượng. Trong ảnh: Cầu Vĩnh Tuy 2 nhìn từ nội đô. Cầu Vĩnh Tuy 2 được xây dựng về phía hạ lưu sông Hồng, kết cấu, hình dáng tương tự và nằm song song cầu Vĩnh Tuy 1, dự kiến sẽ hoàn thành trong quý II/2023. Công trình dài 3,5 km, rộng 19,25 m, với bốn làn xe (hai làn xe cơ giới, một làn xe buýt, một làn tổng hợp và dải đi bộ). Hiện các nhà thầu đã tổ chức thi công 5/5 gói thầu xây lắp chính của dự án. Hình ảnh thi công ở giữa sông Hồng. Trên công trường, các công nhân vừa thi công vừa đảm bảo an toàn phòng dịch. Hình ảnh các công nhân thi công trụ cầu ở địa phận quận Long Biên. Còn tiếp... Nguồn:  https://vietnammoi.vn/hinh-anh-du-an-giao-thong-trong-diem-cua-ha-noi-thi-cong-khi-gian-cach-x

Vĩnh Hoàn, Sadaco xin test COVID-19 miễn phí vì gánh nặng quá lớn

Theo Bộ Y tế, chi phí xét nghiệm (test) nhanh COVID-19 được xác định hiện đang có giá 135.000 đồng/mẫu, xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR (PCR) có giá 734.000 đồng/mẫu. Xem thêm:  https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-da-tron-49.htm Để duy trì sản xuất trong hoàn cảnh dịch bệnh, doanh nghiệp phải chi trả chi phí test nhanh, PCR cho người lao động. Đây là khoản tiền không nhỏ tạo áp lực cho doanh nghiệp. Tại Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản sau giãn cách theo Chỉ thị 16 khu vực Nam bộ, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn cho biết Vĩnh Hoàn đang có 5 nhà máy ở Đồng Tháp đang thực hiện 3 tại chỗ với 5.500 lao động. Mỗi tháng doanh nghiệp phải chi vài tỷ đồng cho test COVID-19, doanh nghiệp sẽ khó cầm cự nếu 3 tại chỗ kéo dài. "Nhà nước có thể xem xét coi chi phí test COVID-19 trong doanh nghiệp giống như các chi phí tầm soát COVID-19 ngoài xã hội. Chúng tôi kiến nghị tầm soát xét nghiệm 20